Hiện nay nghề nuôi yến trong nhà tại Việt Nam đã hình thành và đang phát triển nhanh chóng với nhiều triển vọng. Vì vậy, việc thiết kế xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến ở trong nhà là vấn đề cấp thiết – làm cơ sở cho sự phát triển nghề nuôi chim yến tại nhiều địa phương trên toàn quốc.
Các chủ nhà yến thường không xa lạ với công thức: Thành công trong cách nuôi yến sẽ phụ thuộc 40% vào địa điểm, 50% phụ thuộc vào kỹ thuật và 10% là do yếu tố may mắn. Hay nói cách khác đó là một nửa thành công của nghề khai thác “vàng trắng” này đều nằm ở vấn đề trọng tâm đó là kỹ thuật.
Do đó, những người mới bắt đầu vào việc nuôi chim yến rất cần học hỏi các kỹ thuật nuôi chim yến. Trong video này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin tham khảo về kỹ thuật xây dựng nhà nuôi chim yến qua những thông tin sau đây:
1. Những đặc điểm nơi ở của chim yến
Chim yến là loại chim rất ưa sự yên tĩnh hoang sơ, chúng thường hay đến trú ngụ ở những ngôi nhà cũ, ít sử dụng. Bên cạnh đó, những ngôi nhà nuôi yến lý tưởng nên ở gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ – nhằm tạo điều kiện để chim tìm mồi được một cách dễ dàng, nhất là vào mùa mưa.
Nhà nuôi yến mới phải được xây dựng ở trong vùng có chim yến sinh sống, tại những khu vực chim kiếm ăn, nằm dưới đường chim bay. Không xây nhà yến tại những nơi có nhiều nhà xưởng, nhà máy.
2. Vì sao cần áp dụng kỹ thuật vào nuôi chim yến?
Có 3 lý do chính khiến việc áp dụng kỹ thuật vào nuôi chim yến là điều hết sức cần thiết.
Lý do thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi cho chim yến về làm tổ
Như đã phân tích ở trên, chim yến có tập quán và đặc điểm riêng biệt, chính vì thế, để thu hút được chim yến, chủ nhà yến cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đáp ứng các điều kiện cần thiết để mang lại hiệu quả cao. Nhà yến xây nên cần đúng kỹ thuật, giống với môi trường tự nhiên thì sẽ thu hút được số lượng lớn chim về làm tổ.
Do đó, việc ứng dụng máy tạo độ ẩm, âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ để tạo môi trường trong nhà yến thuận lợi, tương đồng với môi trường sống của yến ngoài tự nhiên là điều hết sức cần thiết.
Lý do thứ 2, giữ chân chim yến – đồng thời thu hút số lượng yến về làm tổ nhiều hơn
Có rất nhiều nhà yến được xây lên, thời gian đầu thu hút được rất nhiều yến. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau yến lại bay đi. Cũng có trường hợp nhà yến thu hút được nhiều yến đến nhưng lại không làm tổ. Nguyên nhân chính là do hệ thống nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh ở trong nhà yến chưa phù hợp, không đủ để yến cảm thấy an toàn nên không làm tổ.
Lý do thứ 3, việc áp dụng kỹ thuật giúp nhà yến mang lại hiệu quả lớn hơn
Việc áp dụng kỹ thuật vào nuôi chim yến tạo nên môi trường hoàn hảo cho chim yến sinh sống. Việc áp dụng tốt kỹ thuật vừa giúp lượng yến về làm tổ ngày càng nhiều hơn, đồng thời giúp yến có một môi trường tốt cho việc sinh sản và phát triển đàn, từ đó gia tăng giá trị kinh tế.
Tuy nhiên, kỹ thuật xây dựng nhà yến tại Việt Nam hiện còn khá mới mẻ, do đó, chủ nhà cần tham khảo thông tin kỹ lưỡng từ các đơn vị tư vấn, các nhà yến thành công tại địa phương để xây dựng nhà yến phù hợp, tránh tình trạng áp dụng sai kỹ thuật gây tổn thất và không mang lại giá trị cao.
3.Những lưu ý về kỹ thuật xây nhà nuôi chim yến
· Về hình dáng căn nhà, tường nhà:
Tùy vào điều kiện diện tích của mảnh đất dùng để xây dựng nhà yến mà có nhiều cách tạo hình dáng khác nhau cho nhà yến. Đó có thể là hình ống, hình khối chữ nhật với bề ngang rộng…Nhà yến được đổ mái bằng hoặc lợp mái.
Thậm chí, với những nhà nuôi yến được đầu tư lớn, nhà yến được xây như những khách sạn, biệt thự vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa có giá trị cao.
· Về kích thước nhà yến
Chim yến thường thích làm tổ ở trong những hang động có diện tích rộng lớn. Chính vì vậy để nhà yến có năng suất cao thì kích thước của nhà yến cần phải đạt các tiêu chuẩn kích thước nhất định. Các nhà yến phổ thông có kích thước vào khoảng 10-15m đến 10-20m, tức diện tích mặt bằng xây dựng khoảng 150-200 mét vuông. Cần khai thác hiệu quả bằng cách tăng được sức chứa của chim ở trong nhà bằng cách xây nhà yến nhiều tầng. Số tầng được khuyến khích tối thiểu là 2 tầng trở lên, hoặc có thể từ 3 tầng đến 5 tầng.
· Cửa ra vào và nền nhà
Với cửa dành cho người đi vào chỉ nên xây dựng một cửa là tốt nhất. Khi đi vào cần đi qua một phòng rồi mới đến cửa vào phòng của chim.
Với cửa ra vào của chim còn được gọi là lỗ chim thì cần sử dụng màu đen để sơn tối, vừa dễ dàng cho chim nhận diện, vừa hạn chế ánh sáng từ bên ngoài vào. Kích thước cửa ra vào cho chim yến là một trong những yếu tố quan trọng quyết định ảnh hưởng đến việc: chim có vào làm tổ hay không, số lượng yến sẽ có trong nhà, luồng gió vào nhà yến, ánh sáng trong nhà yến và sự an toàn cho yến.
· Độ ẩm và nhiệt độ trong nhà
Trong điều kiện tự nhiên thì nhiệt độ và độ ẩm của các hang có chim yến sinh sống thường khá ổn định. Độ ẩm biến thiên từ 80-90%, nhiệt độ trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 biến thiên từ 26-27 độ C. Đây chính là điều kiện tự nhiên lý tưởng để chim làm tổ, để trứng và nuôi con. Vì vậy, cần sử dụng các thiết bị kỹ thuật để tạo nên môi trường sống trong nhà yến tương đồng với điều kiện sống của yến ngoài tự nhiên.
Có nhiều cách để các có thể điều chỉnh độ ẩm trong nhà yến. Trong phòng chim chúng ta có thể đặt thêm các chậu nước nhỏ, các bể nước cạn hoặc xây dựng các ống nước theo tường từ nền lên với chiều cao 1.5m có rãnh thu gom nước chảy về một phía để tạo sự tiện lợi khi vệ sinh nhà yến. Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng các máy phun sương để phun và tạo độ ẩm một cách chính xác và hiệu quả cao.
· Hàng rào và khuôn viên quanh nhà.
Tối ưu nhất là ngôi nhà nên được xây trong khuôn viên có đất xung quanh. Kích thước sân lượng tối thiểu là 4*4m