Chi phí xây dựng nhà yến bao gồm những khoản nào ? Nghề nuôi yến đã được thực hiện cách đây khoảng 10 đến 20 năm. Đã và đang mang lại nguồn thu nhập lớn lên tới hàng tỷ đồng đến với người dân. Tuy nhiên, nhà yến cần được trang bị đầy đủ, mức đầu tư lớn để phát triển lâu dài. Nếu bạn đang có ý định xây nhà yến thì bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng chi phí xây dựng. Cũng như có những kế hoạch rõ ràng để xây dựng một cách tối ưu nhất. Bạn đã biết tối ưu chi phí nhà yến hiệu quả nhất chưa ? Bài viết sau, PRONEST sẽ đưa bạn những cách hợp lý nhất cho mức chi phí của bạn.
I. Xây nhà yến cần chuẩn bị gì ?
1. Khảo sát địa điểm nhà yến
Địa điểm mà bạn định xây dựng nhà yến là yếu tố quan trọng, chủ chốt để quyết định có nhiều chim yến bay vào nhà yến của bạn hay không.
Chọn một khu đất thường xuyên có chim yến bay qua, tức là vị trí nhà yến bắt buộc phải nằm trên đường bay của chim yến.
Vậy làm thế nào để biết được khu vực đó có nhiều chim yến hay không? Nếu có điều kiện thì bạn sử dụng máy thử chim để kiểm tra, hoặc nếu không có điều kiện thì có thể quan sát mỗi buổi chiều chim yến có bay về đó hay không. Lượng chim yến tại khu vực đó càng nhiều thì xác suất thành công của bạn càng cao.
Vùng nuôi chim yến, nên chọn vùng đất có kết cấu địa tầng cứng cáp, tránh nơi vùng đất yếu, trũng, như vậy chúng ta sẽ giảm được chi phí khi xây dựng. Với vùng đất trũng, yếu như cần giờ, chi phí để làm móng rất cao, tốn nhiều công sức và thời gian.
Bạn có thể dẫn dụ chim yến dễ dàng qua các thiết bị dẫn dụ chim yến vào làm tổ .
Tham khảo : 5 Thiết bị điện không thể thiếu trong nhà nuôi yến
2. Chuẩn bị địa điểm xây nhà yến
Địa điểm nuôi yến phải đầy đủ điều kiện về diện tích đất xây dựng:
Nhà yến tiêu chuẩn khoảng từ 300m2 – 1000m2. Những nhà yến có chiều cao 1 đến 2 tầng thường thành công rất thấp vì không đảm bảo được độ ẩm, tiếng ồn, nhiệt độ và đường chim bay.
Nhà yến hiệu quả, mang lại thu hoạch cao thường xây dựng với kích thước: 5x20m, 6x21m, 7x15m đến 20x30m
3. Chuẩn bị vốn đầu tư
Xây dựng nhà yến là công việc đòi hỏi cần có vốn đầu tư lớn và lâu dài vì sau khi xây từ 2 đến 3 năm mới có thể thu hoạch. Chính vì thế nhà đầu tư cần phải có số vốn nhất định.
4. Chuẩn bị phương án xây dựng nhà yến
Xây dựng nhà yến cần phải đòi hỏi có kỹ thuật cao, nhà đầu tư nên trang bị kiến thức cơ bản để xây dựng nhà yến một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nếu bạn là người mới khởi nghiệp bằng việc nuôi yến, cách tốt nhất là bạn nên thuê một chuyên gia tư vấn để có thể đạt được hiệu quả.
Tham khảo: 5 kỹ thuật để xây dựng nhà nuôi yến
II. Các khoản chi phí xây dựng nhà yến hiệu quả nhất
1. Chi phí gia cố móng
Tùy vào địa chất từng khu vực mà sẽ có các kiểu gia cố như sau
- Gia cố bằng cừ tràm: sử dụng ở những vùng đất tốt như Đồng Nai, Bình Dương, đóng những cây tràm xuống đất để làm chắc nền móng sau đó mới tiến hàng đổ móng đơn hoặc băng và các công tác xây dựng tiếp theo.
- Gia cố móng bằng cọc nhồi: dùng cho những vùng đất yếu , cọc nhồi là cọc bê tông cốt thép được thi công cắm xuống đất nền để gia cố đất nền, sau đó mới tiến hành các công tác xây dựng tiếp theo, cọc thường có đường kính 300mm, giá thi công 1m khoảng 300.000đ
- Gia cố móng bằng cọc ép: Dùng cho đất có độ ổn định trung bình, cọc có thể là cọc ép li tâm hoặc cọc ép hình vuông 250x250mm dài khoảng 10m, giá thi công 1 m khoảng 160.000đ – 170.000đ
Trong số đó, phương pháp gia cố bằng cọc ép là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và có ưu điểm vượt trội. Ưu điểm là có thể dễ dàng tính toán và thi công được giá thành bởi có giá hợp lý.
2. Chi phí xây dựng phần thô nhà yến
Xây thô: Bao gồm các công tác thi công cốt thép, coppha, đổ bê tông, xây tô v.v…
Nhà đầu tư thường sẽ tự xây phần thô nhà yến nên sẽ dễ dàng tính toán được chi phí bỏ ra. Hiện nay chi phí xây dựng phần thô nhà yến kiên cố bê tông cốt thép dao động từ 2.500.000đ đến 2.700.000đ/ 1m2 sàn.
3. Chi phí thi công kỹ thuật
Bên cạnh xây dựng phần thô, nhà yến cần cung cấp đầy đủ các trang thiết bị kỹ thuật như:
4. Chi phí tư vấn thiết kế – giám sát thi công
Đối với những nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia thị trường yến thì việc thuê các nhà tư vấn là việc cần thiết
Thông thường, giá tư vấn – thiết kế tầm khoảng 20 triệu đồng/ 100 m2.