Năm 2022 : Tại sao vẫn xuất hiện những nhà yến thất bại ?

Năm 2022 là một năm khó khăn kinh tế đối với mọi ngành nghề nói chung và nghề nuôi chim yến nói riêng. Ngoài ra, dường như 90% nhà nuôi yến mới bắt đầu kinh doanh đều lâm vào tình trạng thất bại. Số lượng chim bay vào phòng giảm dần và dường như ít hẳn. Những người nuôi yến dường như lao đao không biết lỗ hổng trong kỹ năng nuôi yến là gì ? Hiện tại ở Việt nam cũng như một số nước khác tỷ lệ thành công khoảng 60%. Tỷ lệ nhà yến thất bại không nhỏ. Lý do là tại sao? PRONEST sẽ đưa ra những lý do nhà nuôi yến thất bại. 

1. Nhà yến thất bại bởi không hiểu rõ về tập tính sinh học của yến

Nhà yến thất bại bởi không hiểu rõ về tập tính sinh học của yến

Chủ đầu tư không hiểu tập tính cũng như không có kỹ năng nuôi chim yến. Tạo nên những sai lầm như:

  • Xây dựng nhà yến không đúng cách: xây dựng nhà yến quá sơ sài trong khi quá trình vận hành nhà yến yêu cầu những yếu tố tỉ mỉ cao.
  • Cài đặt hệ thống âm thanh không chuẩn. Bởi các âm thanh phát đi phải trong trẻo và tự nhiên.

Xem thêm: 5 đặc điểm sinh học của chim yến trong nhà nuôi yến

2. Nhà yến thất bại do môi trường không đảm bảo

Nhà nuôi yến thất bại do môi trường không đảm bảo

Thanh làm tổ nấm mốc, độ ẩm không đạt chuẩn, không khí không đối lưu, ánh sáng không đảm bảo, thiết bị nhà yến hư hỏng từ bao giờ, âm thanh lúc có lúc không …Đó là những lý do khiến chim yến không ở lại trong nhà nuôi của bạn lâu.

Vì yến là loài rất kén chon môi trường sinh sống, chỉ ở và làm tổ những nơi có môi trường phù hợp.

Nếu chúng ta không thường xuyên theo dõi, xử lý ngay những sự cố trong nhà yến thì yến sẽ đi tìm một nơi khác có môi trường sống phù hợp để sinh sống.

3. Chọn sai khu vực – vùng nuôi yến 

Khi nhà yến gần với khu dân cư, thay vì hệ thống âm thanh nhà nuôi yến sẽ dụ yến bay vào nhà nuôi thì âm thanh bên ngoài sẽ lấn át lại. Chim yến sẽ khó phát hiện ra âm thanh dẫn dụ.

Chim yến sẽ rất khó bắt được tín hiệu để đến thăm dò nhà nuôi yến

4. Kỹ thuật xây dựng nhà yến chưa đúng cách

Kỹ thuật xây dựng chưa đúng cách

Một số chủ đầu tư thay vì thuê chuyên gia tư vấn lại tự thiết kế và xây dựng nhà nuôi yến của riêng họ. Tuy nhiên,  kỹ thuật xây – nuôi nhà yến lại không có.

Nguyên khác là do tin tưởng nhầm chủ đầu tư không có chuyên môn cao. Tư vấn đầu tư hời hợt, thiếu chuyên nghiệp. Vì nhiều chủ đầu tư không coi trọng khâu khảo sát tư vấn. Xem nhẹ những bước đầu, nghĩ rằng việc xây nuôi là chỉ cần xây nhà lên và dụ yến về là xong. Dẫn đến những hậu quả như:

  • Thiếu vốn xây vì không hiểu các công đoạn để tối ưu chi phí
  • Xây nhà yến dở dang, xây được một thời gian xong bỏ dở vì thiếu tiền thuê nhân công và nguyên vật liệu
  • Nhà yến trì trệ,mau xuống cấp: ảnh hưởng đến cuộc sống của chim yến trong nhà nuôi

5. Sự chênh lệch trong cung – cầu

Sự chênh lệch trong cung – cầu tổ yến

Bởi sự thành công bên ngoài ta thường thấy với nhà yến bởi những chủ đầu tư dã thành công với hàng tỷ đồng. Nhiều người đã thấy được lợi nhuận cao vọt như vậy mà đâm đầu vào đầu tư.

Chủ đầu tư không biết ước lượng số tiền đầu tư và không biết chi phí xây và thiết bị nuôi yến. Gây ra những hậu quả như: thất thoát vốn, nhà yến không đi vào hoạt động, …

Bởi chim yến lại là loài chim hoang dã. Việc muốn nhân đôi – nhân ba số lượng chim lấy tổ mà không có sự khảo sát là một lỗ hổng lớn trong quá trình đầu tư xây nhà nuôi yến.

Dẫn đến tỉ lệ thất bại là rất lớn

Video tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục