Hệ thống âm thanh được sử dụng dường như không thể thiếu trong hệ thống loa nhà yến. Giống như tất cả những loài sinh vật khác, chim yến cũng có “ngôn ngữ riêng” của mình. Tiếng kêu chúng phát ra rất phong phú. Tùy thuộc vào mục đích giao tiếp mà chim phát ra loại âm thanh với cường độ ngắn dài, to nhỏ, nhanh chậm khác nhau. Vì vậy âm thanh trong và ngoài nhà yến rất quan trọng trong việc dẫn dụ chim yến. Sau đây Pronest sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về hệ thống loa nhà yến, giúp bạn hiểu rõ và thành công hơn trong ngành yến.
1. Tầm quan trọng của hệ thống loa nhà yến
Âm thanh là một yếu tố rất quan trọng trong việc thiết lập kỹ thuật cho nhà dẫn dụ chim yến. Từ việc kéo chim về đến dụ chim vào nhà và ở lại đều cần kinh nghiệm và đúng kỹ thuật mới hiệu quả.
Sơ bộ, hệ thống loa nhà yến bao gồm 3 phần chính: âm thanh dẫn, âm thanh trong và âm thanh ngoài.
2. Hệ thống loa dẫn
Loa dẫn đường rất quan trọng trong hệ thống loa nhà yến. Mang nhiệm vụ trung chuyển chim từ phòng lượn qua phòng trung chuyển để đến các phòng Vip. Nếu hệ thống dẫn đường hiệu quả thì chim yến khi vào nhà sẽ dễ dàng hơn. Chim sẽ tìm được các không gian kín đáo, an toàn để ở lại sinh sống.
- Loại loa sử dụng: PRO-65W; Nhóm loa Pronest PH; Audax 60,61,…
- Vị trí: đặt ở vị trí thông tầng, thông phòng hay cửa vào của mỗi khu vực (2),(3),(4) trong nhà yến
- Số lượng: tùy vào diện tích nhà yến. Ví dụ nhà yến 5m x 20m sẽ có 12 loa dẫn chia đều cho 3 khu vực ở mỗi tầng.
- Thời gian phát: từ 5 giờ đến 21 giờ.
- Âm thanh: phát tiếng ngoài (outdoor) hoặc tiếng miệng lỗ (hole).
- Đi dây: loa dẫn được mắc song song theo từng cụm 20 đơn vị riêng biệt.
2. Âm thanh trong
Hệ thống loa bên trong nhà yến được chia làm 2 khu vực chính: khu vực trung tâm và cạnh tường.
- Thời gian phát: 24/24
2.1. Khu vực trung tâm
Để dễ dàng đồng bộ hệ thống loa nhà yến trong nhà, chúng ta sẽ chia nhà yến ra thành từng khu vực có diện tích giống nhau. Thông thường mỗi khu vực sẽ có diện tích trung bình là 5 m x 4 m hoặc 5 m x 5 m. Vậy nhà yến 5 m x 20 m sẽ chia làm 4 khu vực với diện tích đồng đều 25 m2.
2.2. Cạnh tường
Cạnh tường là chuỗi những loa đơn (loa trong nhà) gắn cặp tường xuyên suốt nhà yến. Tại đây miệng loa hướng ra đường vào của chim và đặt vuông góc với thanh làm tổ. Các loa ở vị trí này được đi dây song song với nhau.
Tham khảo các sản phẩm loa nhà yến Pronest
2.3. Đi dây
Sau khi đã thiết lập vị trí và số lượng, việc đi dây để liên kết các hệ thống loa nhà yến là rất quan trọng. Việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chuẩn xác. Nếu hệ thống loa hoạt động không tốt như bị nhiễu, rè hoặc đoản mạch thì hiệu quả hấp dẫn chim ở lại rất thấp. Vì vậy điều kiện đầu tiên để giữ chân chim là một hệ thống âm thanh trong trẻo, tự nhiên và “đông đảo”.
Các yếu tố về điện trở, trở kháng của hệ thống loa nhà yến, dây loa, công suất của loa và amply, khoảng chênh của loa 1 đến loa n cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đi dây loa.
Mỗi loa trong hệ thống loa nhà yến có các thông số cần lưu ý như đáp tuyến tần số 4.5-20 KHz, độ nhạy 91 dB, trở kháng 4 Ω (Ohm), … Dựa vào những yếu tố này chủ nhà yến sẽ lựa chọn việc đi dây loa thích hợp.
Phương pháp tối ưu là 40 đơn vị mắc song song cho 1 đường dây. Đồng thời tách rời từng khu vực trung tâm và loa cạnh tường để có thể phối hợp theo dạng ziczag. Việc này sẽ giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý sau này.
3. Âm thanh ngoài của hệ thống loa nhà yến
Hệ thống loa nhà yến ngoài trời phát từ 5 giờ đến 20 giờ mỗi ngày. Để đạt được hiệu quả thu hút cao, âm thanh ngoài trước tiên phải bảo đảm được phân thành 3 vùng rõ rệt sau:
3.1. Hút chim tầm xa
Đây là nhân tố đầu tiên cho việc dẫn dụ chim về nhà yến. Vùng này được sử dụng những loại loa có công suất lớn và khuếch đại tần số để âm thanh vang đi xa. Loại loa này được gọi là Bazoka hoặc loa phóng, nhập khẩu Malaysia hoặc được gia công tại Việt Nam. Loa phóng có hình nón, độ dài tầm 60 – 80 cm, đường kính miệng loa khoảng 15-20 cm, vỏ loa thường được làm bằng Inox, gang hoặc nhựa tốt.
Đế loa làm bằng những loại loa nam châm có cấu tạo chống nước tốt, công suất trung bình khoảng 100 W, tần số 1.5 – 20 KHz. Bazoka được đặt phóng ra 1 hoặc 4 hướng trên mái chuồng cu, độ vang của âm thanh xa khoảng 500 m nghe bằng tai và sóng âm thanh khuếch đại cực hạn trung bình hơn 1 km. Vì vậy chim đang trên đường bay đi ăn hoặc ngang qua nhà yến sẽ dễ dàng nhận thấy tín hiệu và hạ cao độ để thăm dò nhà yến.
3.2. Hút chim tầm gần
Khi chim đã phát hiện và xuống gần nhà yến, chúng ta có loại loa thứ 2 để thu hút và gom chim gần đến cửa vào. Loại loa này được thiết kế theo hình tròn từ 6 hoặc 8 loa thạch anh cỡ trung như Audax 60-61, NX-9, Pronest PR-9, …
Cụm loa này được gọi là loa lục giác hoặc bát giác, có thiết kế chống nước bảo vệ loa ở môi trường ngoài trời. Loa được đặt cao 50 cm trên cửa ra vào nhà yến. Cường độ phát thích hợp nằm trong khoảng 80-95 dB.
3.3. Loa cửa vào (loa miệng lỗ)
Loa cửa vào là một trong những vị trí quan trọng trong hệ thống loa nhà yến. Hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng về kích thước và hướng để đặt cửa cho chim vào nhà yến. Ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan cửa ra vào rất đa dạng về hình dáng lẫn kích thước. Phổ biến dạng cửa vào trên mái, hình vuông hoặc hình ống rất hiệu quả.
Tại Việt Nam đa phần làm cửa vào ngay cạnh tường chuồng cu, kích thước trung bình 20 cm x 40 cm đến 60 cm x 120 cm. Cửa được đặt nằm ngang hoặc thẳng đứng. Và trên cửa ra vào sẽ được lắp đặt 2-3 loa cỡ trung trong hệ thống loa nhà yến.
Với Audax 60, 61 hay PRO-61 ta sẽ lắp 3 loa theo hàng ngang. Tốt hơn nên đặt mép dưới cửa, miệng loa hướng thẳng ra ngoài và chống thấm các mối nối. Với những loại loa lớn hơn như loa Pronest PH, AXC-400, AXC-500 sẽ lắp 2 cái ở vị trí tương tự. Việc quan trọng là sự phối âm giữa 3 hệ thống loa nhà yến này.