Nghề nuôi yến và kiến thức về chim yến bạn cần biết

Nghề nuôi yến luôn là ngành hot, đem lại lợi nhuận khổng lồ. Mặc dù nuôi chim yến không khó nhưng đòi hỏi người nuôi yến phải có kiến thức sâu rộng và nắm được chu kỳ sinh sản chim yến. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về nghề nuôi yến và các kiến thức về chim yến, giúp bạn thành công và đạt hiệu quả cao.

1. Khái quát về nghề nuôi yến

nghề nuôi yến

Nghề nuôi yến lấy tổ là một nghề hot ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Từ xưa, tổ yến được xem là loại thực phẩm cao cấp, chỉ được dùng trong các bữa yến tiệc của vua chúa. Ngày nay chúng dần trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, với trị giá hàng chục triệu mỗi kg tổ yến, hàng trăm triệu đồng mỗi kg yến huyết, việc nuôi chim yến được xem như một nghề dành cho những nhà “đầu tư” có tiềm lực về tài chính.

Ở nước ta có một số loài chim yến phổ biến như: yến cỏ cây dừa, yến tổ trắng hay yến cỏ Việt Nam, yến hang… Với những đặc tính khác nhau do đó việc nuôi chim yến lấy tổ của từng loài sẽ khác nhau. Việc nuôi chim yến để lấy tổ là cả một quá trình dài, yêu cầu người nuôi phải kiên trì và đam mê.

Kỹ thuật trong nghề nuôi yến khá phức tạp và cần thực hiện các quá trình một cách nghiêm ngặt. Từ khâu xây dựng nhà yến đến việc chăm sóc, bảo vệ yến khỏi các tác động bên ngoài, … Chỉ như vậy thì bạn mới có thể thành công và kinh doanh đạt hiệu quả cao.

2. Các phương pháp lấy nguồn giống chim yến

Sau khi xây dựng nhà nuôi yến, chúng ta cần tiến hành lấy nguồn giống. Có rất nhiều phương pháp đã và đang được tiến hành hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định, tùy thuộc vào điều kiện của từng nhà.

2.1 Phương pháp ấp nuôi nhân tạo chủ động nguồn giống trong nghề nuôi yến

nuôi chim yến

Phương pháp ấp nuôi nhân tạo chủ động nguồn giống đã áp dụng thành công ở nhiều khu vực. Ban đầu, nghiên cứu các đặc tính của chim yến sinh sống ở hang đảo và trong nhà yến. Sau đó tiến hành xây dựng quy trình dựa trên những nghiên cứu đó. Quy trình nuôi chim con cũng dựa trên cơ sở quan sát chim mẹ nuôi con ở đảo và trong nhà yến.

Do đó, phương pháp này đã hoàn thiện từ khâu ấp nở nhân tạo, kỹ thuật nuôi chim con cho đến khâu tập bay trong nhà lồng,… Việc này giúp cho chim con hòa nhập môi trường tự nhiên và môi trường nhà yến.

2.2 Phương pháp di đàn chim yến

Phương pháp di đàn chim yến trưởng thành từ nhà yến có số lượng đàn chim ở ổn định sang nhà yến mới. Phương pháp này giúp gia tăng quần đàn cho nhà yến mới. Trước đây, việc tiến hành di đàn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay đã xác định được các điều kiện cần thiết để di đàn, các bước thực hiện di đàn và phương pháp hỗ trợ chim yến ở lại ngôi nhà yến.

2.3 Phương pháp dẫn dụ chim yến từ tự nhiên

nghề nuôi yến,nuôi chim yến 1

Ngoài phương pháp di đàn chim yến còn phương pháp dẫn dụ chim yến từ tự nhiên để phát triển quần đàn chim yến trong nhà.

Trong nghề nuôi yến đây là phương án có hiệu quả nhanh, chi phí thấp, thời gian chim vào nhanh. Có thể phổ biến quy trình công nghệ cho người dân dễ dàng. Phương pháp này được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như: xử lý dung dịch dẫn dụ, định kỳ thay tiếng âm thanh mới. Tạo nguồn thức ăn bổ sung để thu hút chim về nhà và ở lại làm tổ, gia tăng đàn chim.

Tuy nhiên đây là phương pháp chỉ được áp dụng cho từng cá thể nhà yến và không chủ động nguồn giống cho sự phát triển chung của quần thể chim yến. Chính vì vậy, cần tiến hành đồng thời cả ba phương pháp trên để đem lại hiệu quả cao nhất mà không ảnh hưởng nhiều tới cộng đồng yến tự nhiên.

3. Chu kỳ sinh sản của chim yến trong nghề nuôi yến

Thời gian chim yến bắt đầu xây tổ vào khoảng trung tuần tháng 1 hằng năm. Mùa này gọi là mùa yến sinh sản và đến tầm tháng 3 sẽ đẻ trứng. Cả con đực và con mái cùng nhau xây tổ, ấp trứng và nuôi con.

Sau 8-10 tháng tuổi là chim yến đẻ trứng lứa đầu. Thời gian xây tổ từ 30-80 ngày. Sau đó chúng sẽ giao phối và đẻ trứng khoảng 5-8 ngày. Thời gian ấp trứng là 23 ngày đến 1 tháng. Chim non khi nở đến lúc bay được thường khoảng 43 ngày. Chim non lúc mới nở da hồng, nhăn nheo và trụi lông. Sau khi bố mẹ chăm sóc 5-6 ngày mới nhú lông ra. Lông mọc rất ít và chậm trong vòng 20 ngày đầu. Đến 30-45 ngày mới mọc đều hơn. Sang ngày 45 là chim bắt đầu biết bay.

Một năm chim yến sinh sản 3 lần. Chu kỳ sinh sản mỗi lứa tầm 3-4 tháng. Cụ thể 1-2 tháng đầu chim sẽ xây tổ. Thời gian còn lại là ấp trứng và nuôi con. Chim sẽ nghỉ 1 thời gian cho hồi sức mới sinh sản tiếp.

Khi chim vừa đẻ thì cần hết sức lưu ý và phòng ngừa những loài gây hại như chuột, gián, dơi, … Chúng có thể ăn chim non, ảnh hưởng tới sinh sản và duy trì sự sống. Ngoài ra, luôn luôn chú ý tới nhiệt độ và độ ẩm, môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của chim non.

4. Chim yến ăn gì?

Chim yến không ăn thức ăn gia cầm và thức ăn mà con người cho ăn. Thức ăn chim yến ưa thích chính là ong kiến (chiếm khoảng 50-70%), tiếp theo là mối, ruồi muỗi hay bọ rầy, bọ xít nhỏ, chuồn chuồn kim, bướm đêm, cào cào,…

nghề nuôi yến,nuôi chim yến 2

Chim thường bắt thức ăn trong khi bay, với độ cao khoảng 30m và theo sự phân bố của côn trùng trên không trung. Các cây thu hút nhiều côn trùng như cây táo nhơn, cây sung, … là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến.

Chim yến con thường được cho ăn trứng, ấu trùng ong kiến non. Người nuôi chim yến còn cho ăn thêm một vài loại sâu hay dế cắt nhỏ. Chim yến con đều được cả hai bố mẹ mớm mồi cho trong khoảng 5 đến 6 tuần đầu. 

Trong thời gian này, mồi mà chim yến con ăn khoảng 0,6 – 1g. Sau dần, mồi có kích thước lớn hơn là 1,5 – 1,7g. Thời gian mớm mồi gần nhất cách nhau khoảng 30 phút. Khi nuôi chim yến con, thường cho chim con ăn 3-4 lần một ngày. Cụ thể, 3 lần vào ban ngày, 1 lần vào khoảng 8 giờ tối. Chim yến con tiếp nhận thức ăn từ con người cung cấp bình thường và cũng sinh trưởng bình thường đến khi bay được.

Các phương pháp tạo nguồn thức ăn ngay tại nhà cho chim yến như từ ruồi giấm Drosophila, mọt bột Sitophilus Oryzae sử dụng MIXCO-2. Như vậy, giúp người nuôi yến chủ động được nguồn thức ăn cho chim yến. Đồng thời bổ sung nguồn thức ăn trong mùa sinh sản hoặc những vùng có khí hậu không thuận lợi, nguồn côn trùng khan hiếm.

5. Cách phòng bệnh cho chim yến

Bệnh thường xảy ra với chim yến là chân đỏ và sưng. Nguyên nhân là do vận động ít hoặc có thể do gen di truyền. Cũng có thể bị mạt, rệp, ve gây bệnh khiến chúng mệt mỏi và cạn kiệt dinh dưỡng. Dấu hiệu của bệnh là khi đứng chim co 1 chân lên.

Chim yến rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Nếu chỉ bị trầy da nhỏ thì dùng oxy già, cồn,… rửa ngay cho chim. Còn nếu bị chảy máu thì dùng thuốc cầm máu theo đúng liều lượng. Một số thiên địch của chim yến như: chuột, kiến, gián, rận rệp, dơi, … Chúng sẽ làm hại tới trứng, tổ yến, gây thiệt hại nên cần lưu ý, quan sát và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

nghề nuôi yến,nuôi chim yến 3

6. Thu hoạch tổ yến đúng cách trong nghề nuôi yến

nghề nuôi yến,nuôi chim yến 4

Thu hoạch tổ yến đúng cách có vai trò rất quan trọng. Nếu không thu hoạch đúng thời điểm sẽ dẫn tới chất lượng tổ yến thấp và năng suất không cao. Thông thường chúng ta có thể thu hoạch 3-4 lần tổ yến trong một năm. Các thời điểm thu hoạch tổ yến hợp lí: 

6.1 Trước khi chim yến đẻ trứng

Thu hoạch ở thời điểm trước khi chim yến đẻ trứng là phổ biến nhất. Đây là lúc tổ yến sạch sẽ, không bị nhiều bụi bẩn, không bị dính phân hay lông. Giá trị tổ yến mang lại cao nhất vì thời gian xử lý ngắn do tổ yến ít tạp chất. Đồng thời thời điểm này khi chim yến phát hiện bị mất tổ thì sẽ lập tức xây lại tổ mới.

Tổ yến được thu hoạch trong thời điểm này sẽ nhẹ hơn vì tổ chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, sức khỏe của chim yến sẽ bị ảnh hưởng vì chúng phải xây lại tổ mới.

6.2 Khi chim yến đẻ 2 cái trứng

Thời điểm thích hợp để thu hoạch tổ yến tiếp theo là trong tổ yến có 2 cái trứng. Hạn chế thu hoạch khi tổ chỉ mới có 1 trứng. Vì như thế sẽ làm ảnh hưởng và gây nhiều rắc rối cho chim yến mẹ.

Ưu điểm khi thu hoạch tại thời điểm này là tổ yến đã hoàn thiện. Tổ yến dày hơn và đạt chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, nhược điểm là số lượng chim yến trong nhà sẽ giảm đi do chim mẹ không có tổ để ấp trứng.

6.3 Sau khi chim yến non rời tổ

Cách thứ ba trong phương pháp thu hoạch tổ yến đó là lấy tổ yến khi chim non đã rời tổ. Với cách này số lượng tổ yến sẽ nhiều hơn so với hai cách trên. Tuy nhiên, chất lượng tổ yến thu được không cao, có nhiều tạp chất, lông yến, … Vì vậy cần phải qua nhiều khâu xử lý, có thể giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến sẽ giảm đi.

Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về nghề nuôi yến và các kiến thức về chim yến chi tiết và cụ thể nhất. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn thành công và đạt hiệu quả cao trong nghề nuôi yến.

Theo dõi kênh Youtube Pronest để tham khảo thêm nhiều thông tin

Tham khảo Video Khởi Nghiệp Nghề Nuôi Chim Yến Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục