Năm 2022 là một năm nhiều biến đổi của toàn cầu về kinh tế – xã hội. Gần đây sản lượng yến của chúng ta không tăng nếu không muốn nói là có phần giảm sút. Nghề nuôi chim yến vừa qua đã bị ảnh hưởng khá nhiều bởi sự tác động của dịch bệnh COVID 19, số lượng nhà yến thất bại ồ ạt. Mặc dù các doanh nghiệp đã nỗ lực vận dụng các kỹ thuật tiên tiến phát triển nhà nuôi yến nhưng lại không có hiệu quả đáng kể. PRONEST sẽ đưa ra những lý do khiến số lượng chim yến và sản lượng tổ yến giảm. Hy vọng điều này sẽ giúp các nhà yến có thể khắc phục những điểm thiếu sót.
1. Tình trạng dơi bay vào nhà nuôi yến

Nhà yến tối nên dơi thích vào, chúng thường treo mình trên trần hoặc xà nhà, cạnh tranh chỗ ở và dính bẩn nơi chim làm tổ.
Vì vậy, trong kỹ thuật nuôi yến bạn hãy trang bị cách đuổi dơi: Làm sạch chỗ dơi bám, sau đó bôi vôi hoặc bột than củi (từ gỗ hoặc vỏ gáo dừa) trộn lẫn với cồn.
Theo như hiểu biết hiện nay, dơi còn mang nhiều mầm bệnh, người nuôi yến cũng nên cẩn thận. Một số loài động vật khác phát hiện bị nhiễm virus từ dơi.
Đọc Thêm: Thuốc Diệt Côn Trùng, Thiên Địch Thường Xuất Hiện Trong Nhà Yến
Phương Pháp Bảo Vệ Chim Yến Trước Thiên Địch Hiệu Quả Nhất
2. Thay đổi khí hậu làm số lượng yến giảm.

Thường chim yến bố mẹ có thói quen quay trở về nơi ở cũ như hang động hoặc nhà ở trong đất liền. Nói như vậy không có nghĩa là chim không di chuyển địa điểm.
Chim yến sẽ đổi chỗ ở khi môi trường có những biến động lớn làm chúng lo sợ. Cuộc sống ở đó không phù hợp nữa sẽ dẫn đến việc chim phải rời đi nơi khác.
Một số năm trước, một đàn chim yến rất đông bay về trú ngụ tại một số tỉnh Nam Bộ. Khi tìm hiểu thì thấy trước đó tại Indonesia đã xảy ra sóng thần lớn. Điều này làm nhiều chim yến tại nước này đã bỏ đi.
Những biến đổi khí hậu như khô hạn, nước mặn dâng lên cao trong các con sông,… Ta có thể thấy các biến động khí hậu này đều có quan hệ rõ nét với tổng đàn yến.
Vùng ngập mặn lan rộng, số lượng côn trùng bị giảm sút nghiêm trọng làm chim thiếu thức ăn. Các hiện tượng thiên nhiên không phù hợp như cháy rừng, bão, lũ, mưa đá.
Ví dụ:
Phía Bắc Việt Nam (vùng mùa đông có ngày lạnh xuống 7-8 o C), chim yến đã vào ở.
Nhưng sau đó, do điều kiện sinh thái không phù hợp số lượng chim đã bị chết khá lớn. Đặc biệt là chim yến non.
Khoảng 50 000 chim yến chết trong mùa đông 2015-2016.
3. Hiện tượng săn bắt chim yến.

Bình Thuận là địa phương có số lượng người làm nhà Yến lấy tổ khá lớn. Theo thống kê, hiện địa phương này có hơn 1.347 nhà nuôi Yến mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Ngày 27/10/2019 đã có một Hội thảo của “Hội chủ nhà yến Bình Thuận” đã đưa ra các biện pháp và kiến nghị để khắc phuc tình trạng này. Tại đây cho biết một túi 100 chim yến đã làm sạch lông bán 150 ngàn đồng
Chim Yến khi bị bắt nuôi nhốt hai đến ba ngày sau đó mang phóng sinh. Sức đề kháng yếu hơn bình thường vì không được cho ăn, có thả ra thì cũng khó sống được.
Để có một con chim yến trưởng thành phải mất cả năm trời. Khi người bắt chim đặt bẫy số lượng Yến giảm đáng kể, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.
4. Sửa chữa cải tạo cũng làm số lượng chim yến giảm

Khi sửa chữa ngôi nhà cần phải dựa theo đặc điểm của chim yến đang sống trong ngôi nhà đó như thế nào để trừ cửa sang nhà bên một cách hợp lý
Bạn nên tìm hiểu đường chim bay trong ngôi nhà và chọn vị trí cửa sổ. Theo dõi đường bay của đàn yến trong ngôi nhà đó.
Một nhà yến có tum ở giữa, có lỗ chim bay vào, hai cánh nhà ở hai bên. Khi chim bay vào nhà chim sẽ gặp bức tường nhà ở trước cầu thang, chúng sẽ qua cánh phải và bay một vòng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Khi quay vòng sang cánh trái. Đó là đường bay quen thuộc của chúng.
Nhà yến thường tối, chúng định vị tìm tổ bằng âm dội, với khoảng cách khá gần. Vậy nên khi mình trừ sai cửa nối sang nhà khác chúng ta đã làm chúng ngay khi vào nhà đã đi đến một nơi lạ không biết tổ của mình ở đâu. Chúng sẽ hoảng loạn và sẽ bỏ đi.
Như vậy, nếu chúng ta muốn cho chim sang một nhà mới liền kề thì cần để chim vào nhà theo con đường cũ. Có thể có loa phát tiếng gọi bầy đàn phía trong đó, chúng sẽ bay qua và có thể ở lại…
5. Tác động của con người.
Khi quá nhiều người vào nhà yến, gây ra tiếng động làm chim thấy có nhiều mùi lạ, không an toàn. Nhiều chim không trở về nhà đó nữa.
Do con người vào nhà thu hoạch tổ khi đàn chim quá đông. Chim hoảng loạn bay loạn xạ, khiến chim con rơi xuống nhiều, và làm chim chết hàng loạt, số lượng chim giảm sút rõ rệt…