Kỹ thuật nuôi Yến từ A-Z mới nhất 2023 cần biết?

Lợi nhuận cao, bảo vệ môi trường tốt đó là 2 yếu tố chính khiến nuôi Yến ngày càng trở nên hot và được nhiều người lựa chọn. Vậy khi nuôi Yến cần làm như thế nào? Hãy tham khảo ngay kỹ thuật nuôi Yến từ A-Z mới nhất 2020 để có cho mình những bí quyết nhất định trong nghề.

Đánh giá chung về triển vọng của ngành nuôi Yến trong nhà tại Việt Nam.

Kỹ thuật nuôi Yến 1

Nuôi chim Yến đang là một trong những ngành siêu lợi nhuận

Trước khi đi vào tìm hiểu kỹ thuật nuôi Yến trong nhà bạn cần phải nắm được một số thông tin nhất định trong ngành. Để từ đó có thể đưa ra cho mình quyết định nên hay không nên đầu tư xây dựng nhà Yến.

Năm 2003, Việt Nam chứng kiến sự thành công vượt bậc của mô hình phát triển nhà Yến tại Sài Gòn. Cột mốc này đã mở ra triển vọng cho nghề nuôi Yến trong nhà và tạo tiền đề phát triển vượt bậc cho các mô hình nhà Yến với quy mô hiện tại hơn 5000 nhà.

Đồng thời với khí hậu thuận lợi cho việc phát triển Yến và là quốc gia sở hữu các đảo Yến, nguồn thức ăn cho Yến tự nhiên phong phú bậc nhất. Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có đầy đủ tiềm năng cho việc đầu tư phát triển nghề Yến.

Mặt khác giá trị của chim Yến cao với doanh thu và lợi nhuận hấp dẫn. Chính vì thế nếu đầu tư bài bảng và trau dồi đầy đủ các kinh nghiệm, kỹ năng thì nghề nuôi Yến hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển.

Xây nhà – một trong những kỹ thuật nuôi Yến cần biết.

Là một trong những nghề được đánh giá có triển vọng phát triển cao, nuôi Yến hiện đang được nhiều cá nhân, gia đình hướng tới. Tuy nhiên để thu được kết quả như mong đợi thì việc trang bị cho mình những kỹ thuật nuôi chim Yến, kỹ thuật xây nhà Yến… là một trong những điều cần thiết không thể thiếu. Do đó, bạn phải đảm bảo đáp ứng và chuẩn bị đầy đủ những điều sau nếu muốn thu được thành quả cao khi nuôi Yến:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị nuôi chim Yến.

Để chuẩn bị nuôi chim Yến bạn cần phải tiến hành thực hiện nhiều công việc khác nhau: khảo sát về chim Yến và vị trí định xây dựng nhà Yến, lên chi phí xây dựng nhà Yến, xác định diện tích xây dựng nhà Yến… Cụ thể là:

  • Chim Yến là một trong những động vật sống theo bầy. Chính vì thế việc khảo sát trước về chim Yến là một trong những kỹ thuật nuôi Yến mà bất kỳ ai cũng nên chú ý nếu muốn thành công. Thông thường khi khảo sát về chim Yến bạn cần quan tâm đến 2 yếu tố:  Khu vực đó có nhiều chim Yến hay không? Hướng bay về của chim Yến là ở đâu?. Từ đó xác định vị trí xây nhà làm tổ nuôi chim đối diện với đường bay đó để có thể đón trọn đàn chim vào nhà;
  • Theo kỹ thuật làm nhà Yến của nhiều cá nhân, đơn vị thì mức chi phí sẽ phụ thuộc vào  phương pháp lựa chọn gia cố móng, xây dựng phần thô và thi công kỹ thuật nhà Yến. Nếu đối với phần gia cố móng bạn lựa chọn phương pháp ép cọc thì sẽ có giá 150.000-180.000đ tùy vào số luợng, tổng thể… Còn chi phí phần thô sẽ rơi vào khoảng 2.400.000 – 2.800.000 đồng/ m2 sàn. Phần thi công kỹ thuật nhà Yến sẽ là 900.000đ-1.500.000đ tùy vào khu vực và loại gỗ bạn lựa chọn;

Giai đoạn 2: Kỹ thuật xây nhà Yến

Kỹ thuật nuôi Yến 2

Khi xây nhà Yến cần tính toán kỹ kích thước nhà và kích thước lỗ ra vào

Một trong những kỹ thuật xây dựng nhà nuôi Yến cần năm được đó là kết cấu của ngôi nhà, kích thước các lỗ ra vào. Do đó, để nắm được những điều trên bạn cần lưu ý đến các điểm sau:

  • Kết cấu của ngôi nhà: Bạn phải tiến hành xây dựng nhà theo kết cấp cấp 4 vững chắc, kiên cố với hệ thống khung cốt thép, tường tiến hành xây gạch khoảng 20cm và mái đổ bê tông và có lợp tôn cách nhiệt. Kích thước nhà nuôi có thể tối đa 8m x 25m và tối thiểu là 4m x 20m;
  • Kích thước các lỗ ra vào: Thông thường để mang lại cho chim Yến không gian tốt nhất sinh sống bạn cần thiết kế lỗ ra vào với chiều cao khoảng 30-60cm. Bên cạnh đó kích thước chiều ngang sẽ là từ 50-70cm. Đối với phòng lượn hay còn gọi là không gian chung thì lên để kích thước tối thiểu là 4 x 4m, tương ứng với nó là chiều cao khoảng từ 3m – 3.2m. Hệ thống các lỗ thông tầng sẽ là từ 1,5×1,5 – 4x4m;

Một số mô hình vật liệu hay được sử dụng trong kỹ thuật nuôi Yến.

Hiện nay tại Việt Nam, với điều kiện khí hậu thuận lợi, bạn có thể dễ dàng nuôi Yến với 3 mô hình nhà:

Xây nhà Yến bằng bê tông, cốt thép.

Đây là một trong những mô hình phổ biến và hay được sử dụng nhất khi nuôi Yến. Bởi nó không chỉ có độ bền cao mà nó còn giúp nhà Yến tránh khỏi các tác động từ bên ngoài và đảm  bảo mang đến điều kiện tốt nhất về nhiệt độ và độ ẩm cho nhà Yến.

Mô hình xây dựng 3D.

Mô hình này sử dụng việc đan khung thép trong thiết kế, kết hợp với đó là phun hỗn hợp vữa, xi măng, các chất phụ gia vào… Chính vì thế chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Đồng thời tuổi thọ công trình thấp. Tuy nhiên đây là một hình thức thiết kế bắt mắt nếu bạn muốn thực hiện đầu tư kết hợp nuôi Yến và du lịch.

Mô hình lắp ghép bằng hệ thống tấm lợp thông minh.

Mô hình lắp ghép bằng hệ thống tấm lợp và phương pháp sử dụng thiết kế khung sắt làm chủ đạo. Kết hợp với đó là việc bao bọc bằng các tấm lợp thông minh. Bên trong nhà được thiết kế cách nhiệt với xốp. Chính vì thế mà việc thi công nhà Yến sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Tuy nhiên mô hình này khi triển khai sẽ khó điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm. Do đó, bạn cần phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư.

Một số lưu ý cần biết khi thực hiện và vận hành kỹ thuật nuôi Yến

Kỹ thuật nuôi Yến 3

Một số lưu ý về kỹ thuật nuôi yến cần biết

Ở Việt Nam, chim Yến chủ yếu sống theo bầy đàn ở các hang động tự nhiên và chưa quen với môi trường nuôi dưỡng nhân tạo. Chính vì thế, có thể thấy việc đầu tư và nuôi chim Yến trong nhà là dài hạn, không thể tiến hành gấp rút. 

Theo đánh giá của các chuyên gia thì để có thể đảm bảo thu hoạch Yến được sản lượng cao và chất lượng tốt thì khi nuôi bạn cần trang bị và nắm vững được kỹ thuật nuôi chim Yến trong nhà sau:

Nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm.

Chim Yến sống ở nhiệt độ lý tưởng là 28-29 độ C. Chính vì thế bạn phải luôn đảm bảo nhiệt độ tại nhà Yến phải dao động ở mức trên hoặc từ 26 -30 độ. 

Ngoài ra là loài động vật thích sống trong các hang động tự nhiên, chim Yến chỉ thích hợp với môi trường có độ ẩm cao và ánh sáng yếu. Cụ thể là độ ẩm lý tưởng sẽ là 75-80%, tương ứng với đó là mức ánh sáng khoảng 0.02 -0.10 Lux. Do đó, khi xây nhà Yến bạn phải đảm bảo thiết kế hệ thống thoáng khí và thông hơi phù hợp. Đồng thời cũng nến bố trí ánh sáng tự nhiên và nhân tạo phù hợp nhất.

Phòng chống thiên địch cho chim Yến.

Bất kỳ một loài vật nào trong tự nhiên đều có thiên địch của mình và thiên địch của chim Yến chính là: Chuột, Rắn, Cú Mèo, Quạ… Chính vì thế để bảo vệ đàn Yến bạn phải thường xuyên kiểm tra xem liệu nhà Yến có bị thiên địch tấn công hay không? Đồng thời phải đưa ra các biện pháp phòng chống và xử lý kịp thời.

Nếu môi trường xung quanh nhà Yến có nhiều bụi rậm hoặc nhiều cây to phải tiến hành phát quang để tránh thiên địch có cơ hội lẩn tránh, làm tổ. Đồng thời cũng giúp chim Yến không bị cản trở đường bay khi tìm về nhà.

Mùi bầy đàn đặc trưng và âm thanh.

Kỹ thuật nuôi Yến 4

Bạn nên sử dụng âm thanh để thu hút chim Yến đến làm tổ và sinh sống

Xây nhà Yến là tạo dựng môi trường tốt nhất cho loài chim này đến sinh sống. Chính vì thế để thu hút được sự chú ý của chim Yến thì việc trang bị đầy đủ những âm thanh và mùi bầy đàn đặc trưng là phương pháp cần được quan tâm.

Thông thường thì âm thanh dụ chim Yến hiện nay được chia ra thành nhiều loại tiếng khác nhau với đặc trưng riêng tùy vùng miền. Song theo giới chuyên gia, để thu hút được Yến thì chỉ có 3 dòng âm thanh đặc trưng:

  • Tiếng ngoài: Đây là tiếng dùng để hấp dẫn bầy chim Yến tụ lại. Thông thường người ta hay bật tiếng này trong khoảng thời gian ra ngoài kiếm ăn hoặc trở về của chim Yến: 5h sáng – 8h tối;
  • Tiếng hút: Đây là tiếng có khả năng thu hút chim chui vào nhà. Vì thế cũng giống tiếng ngoài, tiếng này được bật trong khoảng thời gian từ  5h sáng – 8h tối;
  • Tiếng trong: Tiếng này dùng để dụ chim Yến nghĩ rằng nơi đây có nhiều Yến ở. Vì thế tiếng này chủ yếu được bật trong khoảng 5h sáng – 12h đêm;

Bên cạnh việc sử dụng âm thanh để đánh lừa và thu hút chim Yến thì bạn cũng cần chuẩn bị kỹ các dung dịch tạo mùi để khiến Yến tưởng rằng nhà này có nhiều chim ở. 

Thông thường để tạo được hiệu ứng này bạn có thể tìm đến các dung dịch tạo mùi: PW Concentrate, Bột rải sàn KW3 hoặc Love Potion… hoặc phân chim Yến thật. 

Giữ gìn vệ sinh để hạn chế bệnh tật cho chim Yến

Theo nghiên cứu thì chim Yến thường dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn và nấm mốc. Chính vì thế để đảm bảo cho bầy chim Yến có một môi trường sống hoàn hảo nhất bạn cần lưu ý đến những điểm sau:

  • Kiểm tra thường xuyên các giá gỗ làm tổ Yến xem có bị nấm mốc hay không;
  • Tiến hành dọn dẹp, vệ sinh phân chim thường xuyên để đảm bảo các vi khuẩn gây hại không có điều kiện sinh sôi và xâm nhập, tấn công chim Yến;

Thức ăn bổ sung.

Một trong những kỹ thuật nuôi Yến sào hiệu quả chính là người nuôi phải chú ý đến việc bổ sung thức ăn cho Yến trong mùa khô. Bởi thông thường mùa khô là nguồn thức ăn tự nhiên sẽ khan hiếm hơn. Do đó nó sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng tổ Yến và sức khỏe của chim.

Thông thường, để bổ sung thức ăn cho Yến bạn có thể lựa chọn những dòng đóng gói có sẵn trên thị trường. Ngoài ra nếu không muốn thì bạn có thể tự tạo nguồn thức ăn cho chim bằng cách nuôi các loài động vật: bọ sắn, ruồi giấm hoặc kiến cánh…

Kỹ thuật nuôi chim Yến sinh sản.

Kỹ thuật nuôi Yến 5

Chim Yến thường đẻ trứng vào cuối tháng 3

Thông thường chim Yến sinh sản theo mùa vụ và thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian này thì chim Yến cái và chim Yến đực bắt đầu làm tổ với nhau để cùng ấp và nuôi con. Do đó, bạn cần nắm rõ thời gian để có thể lên kế hoạch thu tổ Yến cho phù hợp.

Về cơ bản thì chim Yến sẽ bắt đầu xây tổ và chuẩn bị cho việc sinh sản vào giữa tháng 1. Cuối tháng 3 thì chim bắt đầu đi vào đẻ trứng với thời gian giao cấu và đẻ rơi vào từ 5-8 ngày. Sau đó cả chim cái và chim đực sẽ tiến hành cùng ấp trứng trong khoảng 23-30 ngày.

Thường thì mỗi chim Yến sẽ tự để khoảng 3 lần với chu kỳ sinh sản từ 3-4 tháng. Do đó, trong thời gian sinh sản bạn có thể bổ sung thêm nhiều nguồn dinh dưỡng và thức ăn để đảm bảo chim có đủ năng lượng cho mình khi sinh nở. Điều này sẽ góp phần khiến số lượng Yến của bạn tăng nhanh hơn trong giai đoạn đầu gây dựng.

Nhà Yến bao lâu thì có thể cho thu hoạch?

Đầu tư cho nhà Yến là một đầu tư lâu dài. Do đó bạn không nên nóng vội trong việc thu hoạch mà cần kiên trì để đảm bảo có được hiệu quả cao nhất cho mình.

Thông thường khi xây dựng nhà Yến, công việc chủ yếu của bạn là dụ Yến vào sinh sống, kiếm ăn và làm tổ. Chính vì thế trong thời gian đầu, số lượng tổ thu hoạch được sẽ rất ít. Do đó, để tránh làm Yến sợ và bỏ đi thì bạn nên kiên trì đợi trong khoảng từ 2 – 3 năm khi loài chim này có thể quen thuộc môi trường sống cũng như có được số lượng tổ Yến nhất định.

Đặc biệt khi thu hoạch bạn nên lựa chọn thời gian là khi chim Yến đẻ trứng. Bởi đây là thời điểm mà tổ Yến sạch nhất không có quá nhiều phân và bụi bẩn… Ngoài thời gian trên thì bạn cũng có thể thu hoạch Yến vào lúc chim non rời tổ. Bởi lúc này chim non có thể tiếp tục phát triển sinh sản và tự kiếm ăn. Do đó sẽ làm tăng số lượng cá thể chim Yến.

Khi thu hoạch tổ Yến cần lưu ý những gì?

Kỹ thuật nuôi Yến 6

Một số lưu ý cần biết khi thu hoạch Yến

Khi thu hoạch tổ Yến bạn cần phải tránh làm kinh sợ đến chim Yến và xáo trộn cuộc sống của chúng. Vì thế thời gian lý tưởng cho việc thu hoạch sẽ là khi chim đã ra ngoài kiếm ăn: 9h sáng – 15h chiều.

Khi thu hoạch, trước khi lấy tổ để tránh tình trạng bị gãy chân tổ Yến thì bạn cần tiến hành phun nước xung quanh vị trí chân. Sau đó từ từ dùng dao mỏng để gạt và hớt nó.

Trong quá trình thu hoạch bạn cũng cần phải quan sát kỹ và kiểm tra môi trường sống cho chim Yến. Nếu phát hiện các yếu tố nào có khả năng gây hại cho chim Yến thì cần tiến hành loại bỏ đi.

Một số rủi ro cần biết khi nuôi Yến trong nhà?

Bất cứ một nghề nào cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Chính vì thế việc nuôi Yến cũng luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn nhất định. Do đó bạn cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định về các rủi ro có thể xảy ra để từ đó có cho mình những biện pháp phòng tránh nhất định.

Rủi ro về mặt khách quan.

Nghề nuôi Yến phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là nguồn chim Yến tự nhiên và nguồn thức ăn tự nhiên đảm bảo duy trì dinh dưỡng, sự sống cho chim. Chính vì thế mà hiện nay việc phát triển đô thị hóa sẽ kéo theo sự ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thức ăn và quần thể chim. Do đó, để giảm thiểu những rủi ro này bạn cần tiến hành khảo sát kỹ điều kiện xung quanh trước khi lựa chọn xây dựng nhà Yến.

Ngoài ra các yếu tố về môi trường sinh thái, khí hậu… cũng là một trong những yếu tố chính tác động đến chim Yến. Do đó bạn cũng cần phải quy hoạch vùng nuôi Yến cẩn thận và khảo sát trước vị trí lựa chọn khi nuôi.

Rủi ro về mặt chủ quản

Kỹ thuật nuôi Yến 7

Nên tránh các khu vực có khí hậu thay đổi thất thường khiến chim Yến khó sinh sống

Nhiều người vẫn nghĩ xây nhà Yến chỉ cần dựng lên là chim Yến có thể tự tìm đến, làm tổ và sinh sản… Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và dễ dàng đưa bạn đến những rủi ro lớn trong việc không có khả năng thu hồi vốn.

Theo các chuyên gia, thì để mang lại hiệu quả cao khi nuôi Yến bạn cần phải thực hiện và tìm hiểu kỹ các kỹ thuật nuôi Yến trong nhà. Tránh vì tiết kiệm chi phí mà lựa chọn những kỹ thuật kém chất lượng từ đó dẫn đến nhiều phát sinh khó giải quyết trong quá trình vận hành nhà Yến.

Đồng thời trước khi xây nhà để hạn chế rủi ro thì bạn cần lựa chọn thật kỹ địa điểm. Tránh xây nhà Yến tại những khu vực có mật độ chim ít hoặc có khí hậu hay bị thay đổi thất thường mạnh theo mùa.

Trên đây là toàn bộ thông tin cũng như kỹ thuật nuôi Yến. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có cho mình cái nhìn khái quát về nghề nuôi Yến và một số lưu ý nhất định khi đầu tư vào nghề này. Ngoài ra, để biết thêm các thông tin khác về nghề nuôi Yến bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline bên dưới để được hỗ trợ và tư vấn tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục