Đông Nam Á (DNA) được thiên nhiên ban tặng cho một sản vật quý báu là tổ yến . Cũng chỉ có nơi đây mới có điều kiện phù hợp để chim yến phát triển. Chính vì thế nó cũng lại là trở lực cho một ngành nghề. Khi các nghiên cứu vè chúng chỉ ở mức độ tìm hiểu cơ bản. Với sự nổi tiếng về những lợi ích của chim yến mang lại. Điều này đã khiến những chủ đầu tư đổ xô nuôi chim yến. Nhưng đằng sau sự thành công đó là những tồn tại đáng lo ngại. Hãy cùng PRONEST điểm qua những hiện trạng chính về nghề nuôi chim yến hiện nay nhé.
Tiềm năng nghề nuôi chim yến tại Việt Nam 2022
Theo Cục Chăn nuôi, năm 2022, ngành nuôi yến có thể đạt doanh thu khoảng 5.000 tỷ đồng.
Nếu Việt Nam đầu tư thêm vào chuỗi sản xuất yến sào phục vụ xuất khẩu. Và công nghệ chế biến các sản phẩm từ tổ yến, tăng cường hoạt động quảng bá và phát triển thị trường cho sản phẩm yến sào Việt Nam. Ngành yến có thể đạt được doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng.
Ông Mai Thế Hào, Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT cho biết: Nghề nuôi chim yến với mục đích thương mại đã xuất hiện lẻ tẻ ở các tỉnh Nam bộ hơn 15 năm. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây nghề này phát triển khá mạnh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau.
Đến tháng 10/2020 cả nước có 42/63 tỉnh, thành có hoạt động nuôi chim yến với hơn 20.300 nhà yến. Tập trung nhiều nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.
Đặc biệt trong vài năm gần đây nhiều nhà yến đã xuất hiện ở khu vực Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng . Điều này khiến tổng số nhà yến cả nước tăng gần gấp đôi so với năm 2017. Theo đó, số nhà yến cho thu hoạch đạt khoảng 60%, sản lượng yến tổ khoảng 68 tấn.
Ước tính mỗi kg tổ yến có giá từ 1.500-2.000 USD. Việc xuất khẩu tổ yến cũng giúp Việt Nam thu về khoảng 100-150 triệu USD/năm. Đây chính là nguyên nhân khiến số lượng nhà yến tại Việt Nam đang có xu hướng “nở rộ”.
Nguồn tham khảo: Nuôi chim yến: Tiềm năng lớn nhưng còn tự phát, thiếu liên kết (laodong.vn)
Những tồn tại nghề nuôi chim yến cần phải đối mặt
1. Chim di cư
Chim Yến là loài chim hoang dã, cho đến hiện tại mặc dù đã tạo môi trường nhân tạo cho chúng sinh sống . Nhưng riêng thức ăn vẫn lệ thuộc vào tự nhiên.Do vậy việc di cư vẫn diễn ra định kỳ hàng năm . Đó là khi thời tiết thay đổi và nguồn thức ăn khan hiếm.
Thật ra đối với những vùng nắng ấm áp quanh năm vẫn xãy ra việc di cư định kỳ. Trong thực tế việc “thiếu thức ăn cục bộ” cũng tạo nên sự di chuyển hàng loạt chỉ có điều chúng di chuyển bao nhiêu thì không ai nắm chắc chắn.
Cần phải có hệ thống tự động . Sử dụng thuật toán để xác định số lượng chim hàng ngày . Triển khai trên diện rộng mới xác định được chính xác thời điểm chúng di cư.
Xem thêm bài viết: 5 Đặc điểm sinh học của chim yến trong nhà nuôi yến – Pronest
2. Thời tiết lạnh
Là nguyên nhân dẫn đến chim di cư và cũng là nguyên nhân dẫn đến côn trùng chết hàng loạt. Nói chung, các yếu tố môi trường tương tác qua lại và dẫn đến một hệ quả. Chim không chết vì lạnh nhưng sẽ chết vì đói và khát.
Nếu giải quyết vấn đề thức ăn, trong thức ăn có 30% nước. Điều đó mặc nhiên giải quyết cả thức ăn lẫn nước uống.