Cách phòng chống dịch bệnh tại các hộ nuôi chim yến

Trong kỹ thuật nuôi chim yến, việc phòng bệnh cho chim là vô cùng cần thiết. Nuôi chim yến tại các khu dân cư không những gây ra những tiếng ồn làm ảnh hưởng đến việc sinh sống của chim mà còn phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh. Bởi yến là chim tự nhiên, phạm vi bay rộng nên không thể dùng các biện pháp phòng bệnh dễ dàng nên chim yến rất dễ nhiễm các vi-rút gây bệnh có nguy cơ lan truyền rất nhanh, khó phòng tránh. Dưới đây Thiết bị nhà yến Pronest sẽ cung cấp thông tin để bạn có thể phòng tránh bệnh cho chim yến một cách hiệu quả nhất.

Theo đó, cần có những giải pháp sau để phòng chống dịch bệnh cho chim yến trong qua trình nuôi chim:

1. Vệ sinh thường xuyên

Những nhà nuôi chim yến phải vệ sinh nhà yến thường xuyên và thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng định kỳ ít nhất 1 lần/tuần.

1
Cách phòng chống dịch bệnh tại các hộ nuôi chim yến

2. Không sử dụng chất khử trùng ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến.

Sử dụng chất khử trùng sẽ làm môi trường sinh sống của yến, trong trường hợp chống dịch, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

3. Xử lý chất thải

Chất thải từ việc nuôi chim yến phải được thu gom, tiêu độc, khử trùng và xử lý bằng một trong các biện pháp: ủ, đốt, chôn lấp hoặc phương pháp khác nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa ra môi trường.

4. Sử dụng công cụ chuyên dụng

Dụng cụ phục vụ việc khai thác tổ yến phải được làm vệ sinh, khử trùng trước và sau khi sử dụng. Ngoài ra, người làm việc và khách tham quan phải mặc trang phục bảo hộ và rửa tay bằng xà phòng trước khi vào và sau khi ra khỏi cơ sở nuôi chim yến.

5. Thực hiện quy định về giám sát tình trạng sức khỏe và xử lý dịch bệnh

a) Cơ sở nuôi chim yến phải thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của đàn chim yến. Nếu có hiện tượng chim chết bất thường, phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y để xử lý kịp thời;

b) Cơ sở nuôi chim yến phải được kiểm tra, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thú y có thẩm quyền;

c) Trong trường hợp có dịch bệnh: Cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền. Trong thời gian có dịch, tất cả tổ yến được khai thác từ những địa phương đã công bố dịch phải được xử lý theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền trước khi tiêu thụ.

2

6. Phát hiện dấu hiệu bệnh của chim yến

Các căn bệnh thường gặp nhất  là chân bị đỏ và sưng tấy. Nguyên nhân do ít vận động hoặc do gen di truyền hay kí sinh trùng như ve, mạt, rệp tấn công. Bệnh này sẽ khiến cho chim bị suy dinh dưỡng.

Nếu thấy chim khi đứng co một chân lên thì bệnh đã trở nặng, rất nhạy cảm với tác nhân bên ngoài. Nếu vết xước nhỏ thôi thì có thể sát khuẩn bằng các loại thuốc sát trùng quen thuộc như cồn, oxy già… Nếu vết thương chảy máu thì cần sử dụng chế phẩm để cầm máu.

3Hãy sử dụng các biện pháp để xua đuổi những thiên định gây hại cho yến của bạn. Pronest  có cung cấp thuốc côn diệt trùng để bảo vệ chim yến nhà bạn.

Pronest rất vui lòng được tiếp đón quý cô/chú, anh/chị, hãy gọi cho Pronest bất kỳ khi nào quý khách cần với đầu số dưới đây.

Thiết bị nhà yến Pronest 

Hotline: 0899.79.29.79

Youtube:https://www.youtube.com/channel/UCHYXcVQarIHkQg789HQJKyw

Địa chỉ: 25 Đường số 11, KDC Him Lam 6A, Bình Hưng, Bình Chánh, TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục