5 KỸ THUẬT ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN

Để tạo ra sản phẩm yến đảm bảo thì trang bị kỹ năng xây dựng nhà yến rất cần thiết. Kỹ thuật xây nhà yến là tiền đề tạo ra môi trường để yến sinh sống và phát triển. Cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản này để thực hiện đúng quy chuẩn.

1. Kỹ thuật xây nhà yến cần có

1.1. Thông số môi trường khi thiết kế kỹ thuật xây nhà yến

  • Nền nhiệt độ trung bình:

– Khu vực có mức nhiệt thấp dưới 26 độ C thì kết cấu phải tạo hướng và chỗ ở sao cho nhiệt độ bên trong từ 27 độ c – 29 độ C.

– Khu vực có mức nhiệt trên 27 độ C thì kết cấu hướng cho nhiệt độ bên trong từ 27 độ C đến 29 độ C.

– Thuộc tính của chim yến là theo đàn, nếu ở khu vực trung gian và nhiệt độ có nhiều biến động thì phải cân bằng mức nhiệt.

Khu vực                                            Cấu trúc xây
Khu vực bên trong 27 độ C– Cấu trúc nhà yến: phòng có ngăn hoặc thông suốt, kích thước lớn hơn 4 x 4m, chiều cao từ 3 – 4 m, độ dày tường trong khoảng 20 – 25 cm
– Mái nhà lợp ngói bằng bê tông
– Góc nghiêng mái 30 độ – 40 độ
Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 15cm.
– Hệ thống gió để kiểm soát nhiệt độ và hồ nước để kiểm soát độ ẩm.
Cấu trúc ở nhiệt độ thấp dưới 26 độ C– Kích thước phòng tối đa 4 x 4m, chiều cao tối thiểu 2.5m, tối đa 3m.
– Mái bằng tole, kẻm hoặc amiang cấu trúc độ dốc
– Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 2cm
– Không cần hồ nước bên trong và hệ thống thông gió.

1.2. Độ ẩm trong nhà cho chim yến

Khi thiết kế nhà yến, phải tính đến sự tác động của việc thay đổi nhiệt độ của môi trường. Đảm bảo nhiệt độ trong nhà yến luôn duy trì ở mức 27-29 độ C. Đây là mức chuẩn cho chim yến sinh sống, làm tổ, sinh sản và phát triển tốt.

Độ ẩm của một căn nhà yến đảm bảo từ 70% – 85%. Trong quá trình vận hành cần phải điều chỉnh độ ẩm trong nhà yến nằm trong biên độ này. Có thể dùng máy tạo ẩm để thuận tiện cho việc sinh sống và thích nghi của chim yến.

kỹ thuật xây nhà yến

2. Kỹ thuật xây nhà nuôi yến về điều chỉnh ánh sáng

– Đối với ánh sáng đúng tiêu chuẩn trong nhà yến:

  • Ánh sáng làm tổ 0,02 lux đối với chim yến mới lớn thuần chủng
  • Ánh sáng sẽ được ấp là 0,02 – 0,1 lux đối với chim yến mới lớn.

– Yếu tố ánh sáng sẽ là yếu tố để chim yến có thể yên tâm làm tổ yến và sinh sản, nuôi dưỡng chim con.

– Về kỹ thuật: các ô khung trên, ngăn cách bởi các xà chắn thấp xuống khoảng 40cm. Phía dưới cần thông rộng, để chim bay lượn dể dàng. Cửa ra vào thông với phòng lượn hoặc thông với đường luồng thông tầng có thể làm phên che tối phía trên cửa.

3. Khoảng cách lỗ ra vào cho chim yến

– Khi thi công nhà yến, việc chú trọng khoảng cách lỗ ra vào cần dựa vào từng ngôi nhà. Có thể 20×30 cm, 40×60 cm, 40×80 cm tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp,…

– Lộ trình bay của yến (lượn) là yếu tố cơ sở để ta thiết kế lỗ ra vào, nếu không phù hợp thì yến sẽ không xây tổ. Lỗ ra vào không phù hợp, yến sẽ tăng chậm chạp

Tóm lại: vị trí lỗ ra vào rất là quan trọng của sự phát triển của đàn yến.

4. Thanh ván làm tổ

– Giàn khung tổ là nơi để yến làm tổ. Nếu không có dàn khung tổ, yến sẽ làm tổ trên tường nhà, trần nhà, trên cửa ta không quản lý được. Về cơ bản yến sẽ dán tổ lên mọi nơi, nếu không có dán khung tổ yến sẽ cho sản lượng thấp.

– Loại khung tổ phải đủ mềm dễ bám, dễ thấm hút nước và khô nhanh nước miếng của yến, thanh khung không được chứa dầu, mùi và màu chói.

– Kích thước khung tổ hợp lý nhất: 3 cm, bề rộng 15 cm cho vùng có nhiệt độ 27 độ C trở lên. Đối với khu vực dưới 26 độ C thì bề rộng là 20 cm.

kỹ thuật xây nhà yến 1

5. Thiên địch

Những loài xâm hại, quấy nhiễu

Chuột: Là loài chim yến khiếp sợ nhất, cho dù đã có vài lần làm tổ trong nhà yến như khi có chuột trong nhà yến sẽ bay đi nơi khác. Do vậy khi làm nàh phải tìm mọi cách không để chuột vào nhà yến từ cửa, ngạch, trần, mái, ống thông gió v..v… Có điều kiện để chuột trú ẩn, khi thấy chúng phải tìm cách hủy diệt hoặc ngăn chặn.

Mèo : Chúng rình trên trần nhà, lỗ ra vào, cần giảm thiểu cây cối, cộc rào … mèo dùng để trèo vào nhà.

Dơi: Làm quấy động, ăn trứng và yến con nhất là về mùa khô . Khi có mặt của dơi yến sẽ bay đi nơi khác. Không trồng cây ăn trái quá gần khu vực nhà yến.

Nhện: tuy không trực tiếp gây hại nhưng mạng nhện sẽ quấy nhiễu kiến yến lỗ ra vào và nơi làm tổ (các thanh khung, gốc nhà …). Cần chú ý : sau vài giờ , màng nhện bị phá chúng sẽ làm trở lại, tốt nhất là diệt hết hoặc ngăn chặn trước.

Kiến và Dán: Chúng kéo nhau đến làm tổ trong tổ yến và yến sẽ bỏ tổ

Bạn cần sử dụng các thuốc diệt côn trùng chuyên dụng để bảo vệ cho tổ yến.

thuốc diệt côn trùng

Thiết bị nhà yến Pronest sẽ cung cấp đầy đủ các thiết bị để tạo sự thuận lợi khi bạn muốn xây dựng nhà nuôi yến. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục